Thứ Tư, 25 tháng 12, 2013

Tùy bút - Tiếng chuông ngân

[up]

Tùy bút - Tiếng chuông ngân



Mùa Giáng sinh đã bắt đầu(theo Công giáo) chứ không phải sắp kết thúc,…
Mùa Giáng sinh là 12 ngày(tính từ sau lễ vọng 24/12).
   Ngồi một mình bên quán café vắng, nhìn một góc độ nào đó Tôi không thấy nét gì có thể gọi là “báo hiệu” đã là Giáng sinh, có chăng chỉ là chút lạnh khi đêm về, muốn nghĩ đây là thời khắc Giáng sinh chỉ còn cách nhắm mắt lại và…suy niệm…
   Giáng sinh thời nay không còn bó buộc là của riêng người theo đạo Công giáo, hay của “phương tây” như cách nói dân gian, Giáng sinh đã là những ngày để tất cả mọi người trên thế giới cùng san sẻ hơi ấm qua câu chúc, lời yêu thương, món quà nhỏ ,..để khỏa lấp bớt hơi lạnh những ngày cuối năm – dù là trong ý nghĩ.
   Một cuộc chiến, một trận đấu sinh tử,.dù kéo dài đến đâu cũng phải có hồi kết – đó là quy luật, nhưng một bản trường ca thì…vô tận, nó kéo dài, lặp đi, lặp lại và mãi mãi sống với thời gian.Thật vậy, nhất là những bài hát về tình yêu, về con người với con người, về Giáng sinh,..
   Nhạc Giáng sinh thì tràn ngập, đủ thứ tiếng và cũng đan xen giữa Nhạc Thánh và nhạc Giáng sinh đơn thuần(Tôi xin nói thêm – Nhạc Thánh là những bài hát đã được Giáo hội công nhận là “nhạc thánh”, được kiểm duyệt gắt gao, và được sắp xếp để hát lên dịp nào, thời điểm nào,..trong các buổi lễ rất rõ ràng, Nhạc Thánh do là dòng nhạc Công giáo nên ít người biết, ..ngày nay, nhạc thánh không còn bó buộc vào những trang sách nhạc, được quảng bá rộng rãi nên cũng nhiều người biết đến hơn.).
   Trong những bài hát về Giáng sinh mà tôi biết (ở đây ta cứ gọi chung hai dòng nhạc thánh và nhạc giáng sinh đơn thuần là Nhạc Giáng sinh), Tôi ấn tượng và tâm đắc nhất bài hát “Đêm Thánh vô cùng
  Tôi dám chắc các bạn không phải người Công Giáo cũng biết bài hát này, tựa đề nguyên bản là “Đêm yên lặng” (tiếng Anh là Silent Night, tiếng Đức là Stille Nacht –Tôi nói thêm ý tiếng Đức vì bài hát này bản gốc là tiếng Đức, do một vị Linh mục người…Áo viết(L.m Josef Mohr  sọan lời, giai điệu do nghệ sĩ organ Franz Xaver Gruber biên soạn).
   Giai điệu nhẹ nhàng, sâu lắng đi vào lòng người, xóa tan mọi nỗi lo, mọi ưu phiền,..làm vơi đi sự cô đơn của một người hành khất, làm nguội lạnh nòng súng nơi chiến trường, át hẳn tiếng bom rơi hay đạn pháo, làm thanh thản một tâm hồn đang tràn ngập bão tố,…làm thế giới trở mình trong yên lặng để chiêm ngưỡng vũ trụ bao la qua tiết tấu và lời bài hát…
   Sau khi bắt tay chúc mừng đồng đội và cùng chia sẻ tâm tư trong đêm Giáng sinh,..người lính  trở về vị trí canh gác, dựa lưng vào chiến hào, nhìn trời,..đếm sao và nhớ về người yêu nơi quê nhà,..tất cả tâm tư, hoài niệm của anh ta được gói gọn trong bài hát Bóng nhỏ giáo đường”.
    Một bài hát Giáng sinh nói lên được sự ưu tư, trăn trở …Có ai ngờ tình yêu ngày đó gieo ngang trái sầu lo. Lửa binh lan tràn, hai đứa đôi đàng, mộng đẹp kia vỡ tan…nói lên được mơ ước đơn giản nhưng đầy nhiệt huyết của người lính khi xưa…Nhớ mãi ngày ấy, anh góp tre dựng lại gác chuông. Với trí ngây thơ, vững tin tầm vông giữ nhà thờ…  những hoài niệm, mơ ước này được tác giả đan xen với tình cảm, sự nhớ nhung của đôi trai gái trong thời chinh chiến đã khắc sâu thêm âm hưởng đêm Giáng sinh vốn dĩ đã mang ý nghĩa là sự sống…thậm chí, người lính có một mơ ước quá mãnh liệt đến nỗi :Anh ta nhìn sao lại ngỡ là hỏa châu đang soi đường cho binh lính xông lên trên chiến trận,..
 ..Đêm nay Ngôi Hai Trời xuống. Ánh sao lung linh muôn màu. Con tưởng hỏa châu soi tuyến đầu…chính là một đoạn bài hát Lá thư trần thế”..do Nhạc sĩ Hoài Linh sáng tác (đừng lầm Nhạc sĩ này với Nghệ sĩ hài Hoài Linh. Nhạc sĩ Hoài Linh – sn1952, là Sĩ quan chế độ cũ - Nha Cảnh sát QG), ..
  Nói thêm về Nhạc sĩ này,..Ông tên thật là Lê Văn Linh, ông chính là một trong số Nhạc sĩ có những tác phẩm “nhạc sến” mà tôi rất mê, và các bài hát do Ông sáng tác luôn là lựa chọn đầu tiên của các ca sĩ như Chế Linh, Lệ Thu, Thanh Tuyền, Giao Linh, Tuấn Vũ,các tác phẩm  như  Nếu đừng dang dở, Sầu tím thiệp hồng, Áo em chưa mặc một lần, Về đâu mái tóc người thương, Căn nhà màu tím, Hai đứa giận nhau, Nhịp cầu tri âm, Xin tròn tuổi loạn, Lính nghĩ gì, Lá thư trần thế,Tâm sự nàng xuân,..nếu đã nghe qua khó mà cưỡng lại lần thứ hai, rồi mãi mãi muốn nghe …
  Sẽ là thiếu sót lớn nếu Tôi không nói đến hai bài hát,..hai bài hát với người Việt Nam là “Hot” nhất, không phân biệt Nam, Nữ, Già, Trẻ,..Lời ca và giai điệu Bài Thánh ca buồn đã kể lại cho ta nghe về người con trai trong đêm giáng sinh đơn độc, trong niềm đau độc hành bên Giáo đường, trong lời nguyện cầu hòa lẫn sự nhớ nhung, tiếc nuối,bao nhiêu đêm Chúa xuống dương gian, bấy nhiêu lần con nhớ người thương,..một sự cam chịu và cố nén trong lòng,..đêm thánh vô cùng  lạnh giá hồn tôi,..
  Hay chuyện về chàng trai  tìm lại nơi hẹn hò xưa, mơ hồ mong người yêu trở lại nơi họ từng hò hẹn, góc khuất mà cả hai từng bên nhau lúc hẹn hò, ..chờ mãi,..chờ mãi dù biết rằng người yêu không đến,..Đêm nay, Giáo đường vang tiếng kinh cầu, nơi xưa mình anh đứng, không thấy bóng em đâu,một sự luyến tiếc vì không thể có “Hai mùa Noel” cùng bên nhau…
  Để kết thúc, hãy nhìn lại những gì đã qua,..những cánh thiệp Noel, những câu chúc, những tiết tấu nhẹ nhành giúp tiết trời bớt se lạnh bằng cách xem qua tác phẩm  Jingle Bell”…
Bài Jingle Bell có lẽ các bạn thanh niên còn nhớ rõ tựa tiếng Anh hơn tựa dịch (Tiếng chuông ngân là tựa đề tiếng Việt)., Con gái tôi khi còn học lớp 2 đã có thể hát bài này ngon lành, và hiện chỉ lớp 4 nhưng hát Jingle Bell bằng Anh ngữ còn..hơn tôi. Nói ra đây chỉ là để chứng minh bài hát này không phân biệt Nam, Phụ, Lão, Ấu,..
  Jingle Bell được xem là bài hát về Giáng sinh cổ nhất (bản gốc  được sáng tác năm 1840), một điều thú vị là buổi đầu khi sáng tác bài này ( James S. Pierpont ) không phải dành cho Giáng sinh, ý định  ban đầu là cho dịp lễ Tạ ơn.
  Dù đất Việt hay tận trời Tây, đi đâu mua thiệp Giáng sinh cũng hầu hết có in câu “Jingle Bell”, thậm chí nhìn hình “ba quả chuông” cũng làm ta liên tưởng ngay đến Jingle Bell. Đây có thể  gọi là “Chìa khóa vàng”, - một chiếc chìa khóa để mở và đóng cửa vì thường khi mới bắt đầu một show, một chương trình lễ hay một buổi Party đêm giáng sinh, ..và khi kết thúc, ..Jingle Bell luôn là ưu tiên hàng đầu khi nổi nhạc,..Ngoài ra còn có “"We Wish You a Merry Christmas”..nhưng do đây là một bài Dân ca nên sự lan tỏa có phần lép hơn Jingle Bell
Ô, mãi  nói,… tiếng chuông đã vang lên rồi, phải về để chuẩn bị đi dự lễ thôi,…
 myhoanmy


    [/up]

    Chủ Nhật, 3 tháng 11, 2013

    Hồi kí một cuộc đời - Chương V, phần 3..- nếm mùi Biệt giam Bố lá.

    Chương V, phần 3..

    Hôm nay là ngày thăm nuôi chính của trại…
    Thường các phạm nhân hoặc các Sam bị kỉ luật mới không được ra ngoài, hầu hết mọi người được đi lại thoải  mái trong sân trại. Ai có người nhà hay lên thăm nuôi thì luôn chơi gần Sam mình ở để khi có Trật tự đến gọi tên còn biết..
    Hiếu đang  ngồi đánh cờ gần cửa thì anh trật tự gọi tên nó thăm nuôi. Hiếu hơi bất ngờ vì nó không nghĩ Mẹ có thể đi xa vậy thăm nuôi nó…
    Trên đường ra chổ thăm nuôi (quãng đường từ Sam đến khu thăm nuôi khá xa, đi bộ hơn 500m), Hiếu thầm nhủ sẽ nói Mẹ đừng lên thăm nó nữa…
    -Mẹ đi có một mình à?
    -Ừ, tụi nó đâu rảnh, còn phải đi học mà.
    -Mẹ đừng thăm con nữa, cuộc sống nơi đây không đến nỗi vất vả, con lao động nên cũng khỏe, mà nhà mình kinh tế khó khăn quá..
       Hiếu nhìn Mẹ nhưng nó không dám nhìn thẳng và nhìn kĩ, có lẽ do tâm lí thấy mình có lỗi và làm khổ Mẹ nên nó cứ nhìn nơi khác,..thỉnh thoảng, khi  Mẹ nhìn chổ khác nó mới dám nhìn Mẹ kĩ hơn., Mẹ tóc đã bạc nhiều, nhiều nếp nhăn hơn…
    Hiếu cố lấy giọng thật bình thản:
    -Mẹ nhớ đừng thăm con nữa, con tính nếu không được giảm án, con cũng còn ở có hơn 10 tháng nữa là hết án rồi. Khi nào con về tự con biết sẽ về cách nào thôi…
    Bà  im lặng,..có lẽ Bà  cũng hiểu phần nào ý con trai mình,.. “nó cứng đầu lắm, nói vậy chưa chắc do nó sống thoải mái thật mà có thể do ý khác, xưa nay nó khổ sướng có nói ai nghe thật đâu...”
    -Mẹ có gửi tiền cho con rồi, Mẹ cho 20nghìn con có cần gì cũng có mà mua…Mẹ đi từ 3h sáng nên giờ ở đây, do phải tranh thủ về sớm, không thì không có xe về đâu con…hiện nay ngày chỉ có 2 chuyến Bố lá-S.Gòn thôi.
       Thời gian gặp người thân là 30 phút, nhưng Hiếu thấy hình như đồng hồ chạy nhanh quá do mới thay pin..Mẹ quay đi,..bước đi của Mẹ không còn nhanh nhẹn như ngày nào…Hiếu đi mà đầu nó cứ suy nghĩ, và nó vui vì đã nói được ý mong Mẹ đừng đi thăm nó nữa…vất vả cho Mẹ lắm. Hiếu cũng vui vì nghe Mẹ nói “Chị tư đã vay tiền Nhà thờ, xây lại căn nhà thờ, sau này con ở và bảo quản, hiện chỉ mới xây và lợp mái thôi con ạ…
      Con vui lắm vì Mẹ và các Chị em có nơi ngủ nghỉ kín đáo và không sợ mưa gió..nhớ xưa mỗi lần mưa Mẹ phải đi gom thau, chậu để bày ra nhà, nằm nghe tiếng mưa còn nhỏ hơn tiếng nước mưa len qua mái nhà rơi vào thau chậu Mẹ hứng..
      Nhưng không biết do linh cảm hay do ý thật mà Hiếu nói Mẹ đừng đi thăm nữa, vì từ đó, nếu Mẹ có đi càng vất vả hơn- nếu đến Bố lá Hiếu đang kỉ luật sẽ không được gặp, nếu đi K7 thì quá xa cho Mẹ..
       “Hiếu à..”- Anh Hạ vỗ vai nó từ phía sau làm nó giật mình “ Em đi vào thư viện với Anh”
    “Tuần rồi Mẹ đã thăm mình và mình đã dặn nên sẽ không lo có ai gọi ra thăm nuôi..”Hiếu thầm nghĩ. “Dạ..”
       Hiếu lò dò chui vào thư viện Trại, nó quan sát và cầm vài quyển sách lên xem trong  khi Anh Hạ nói chuyện với một Nữ phạm nhân – người mà sau này nó biết là bạn gái và cũng là giao liên của Anh Hạ- người cùnh Anh Hạ vi phạm một trong những quy định cấm nặng nhất trong trại.
    Đang lui cui xem một bài báo..Hiếu giật mình khi nghe tiếng chân chạy rầm rập, nó ngước lên nhìn…
      Trước mặt nó có 4,5 cảnh vệ và hai cán bộ quản giáo, hai người cảnh vệ lập tức chụp vai nó , trong khi số còn lại ập vào nhà vệ sinh –  Anh hạ và bạn gái đang trong đó.
    ..Rốp..còng tay của Anh cảnh vệ bập vào tay Hiếu, anh ta bẻ ngoặt tay còn lại vào chụp còng vào, ..hơi lạnh chạy dọc sống lưng Hiếu khi nó thấy anh Hạ và bạn gái bước ra, cả hai chỉ bận quần lót,..nhưng điều làm Hiếu sợ nhất là trên tay cán bộ quản giáo Khu cầm một bọc bột trắng – Hiếu nghĩ ngay đến heroin..
    Hiếu lập tức bị dẫn đi, nó chỉ kịp nhìn ánh mắt Anh hạ kiểu như trấn an nó…
    ..”Cho tụi nó vào biệt giam cách li, mai làm việc, nay ngày thăm nuôi nên bận rộn lắm” tiếng viên thiếu tá phó trại nói nhỏ với cán bộ quản giáo nhưng Hiếu nghe rất rõ.
       Một cảnh vệ cầm xâu chìa khóa và hất tay ra hiệu Hiếu đi theo…đi hết dãy Sam, đến một khoảng đất trống, nơi này trước giờ Hiếu không được đến, chỉ cán bộ và trật tự  khi có cán bộ theo mới được đến vì qua quãng sân nhỏ này là đến khu biệt giam. Hiếu nhìn bao quát, có một dãy hơn hai mươi phòng biệt giam, được tách thành từng cặp phòng, cách nhau hơn 50m,..có lẽ để tránh phạm  nhân lien lạc với nhau. Cách vách sau không xa là hai lớp rào kẽm gai, có ba chòi canh cao dọc theo lưng rào…
       Cửa biệt giam vừa bật mở, Hiếu rùng mình, mùi hôi thối, ầm mốc  làm nó rợn người. Anh cảnh vệ vội vàng thao tác như để mau mau tránh mùi vị này, Anh ta vội ấn Hiếu ngồi dựa vách phòng, bắt nó đưa hai chân ra, gác một cây sắt đường kính 22mm, anh ta chụp vào nó hai cùm móng ngựa và đẩy thanh sắt xuyên qua hẳn bên ngoài vách tường.. sau đó bắt nó cuối xuống để tháo còng tay…rầm..cánh cửa vừa sập lại, Hiếu như đi vào địp ngục – tối và âm u, hôi thối..nó kịp nghe tiếng khóa lách cách bên ngoài khi Anh cảnh vệ khóa cửa và khóa đầu cây sắt xuyên qua chân nó…tiếng giày đinh xa dần,…
    Nói phòng cho oai, thật ra …khi đã quen bóng tối, Hiếu mới biết nơi nó ngồi chỉ toàn bê tông, nền xi măng nhám nhúa, hầu như không thể nằm do chiều dài phòng chừng hơn 1m5 nhưng chân thì bị còng gần giữa phòng, hai bên hông Hiếu chỉ cần đưa cùi chỏ ra là có thể chạm vách. Trước đây Hiếu từng thấy phạm nhân khi được ra khỏi biệt giam – tất cả đều không thể tự di một mình..
       Hiếu không định chính xác được thời gian, nó chỉ định giờ bằng thời gian khi trật tự mang cơm đến, mỗi bữa 1 chén nhựa nhỏ cơm và vài cọng rau, cứ hai lần có cơm xem như qua một ngày, nó không thể định được thời gian để ngủ và thức, cứ mệt là cố ngủ, tỉnh là ngồi..nghĩ suy…Nếu cứ vậy một tháng thì sau nhỉ? Có lẽ mình sẽ câm luôn, có khi mù không chừng..Hiếu chua chát nghĩ.
       Hiếu bị gọi lên lập biên bản, may cho nó là Anh hạ ôm hết, nhưng Hiếu vẫn nằm biệt giam mười ngày với tội danh “đi khỏi nơi sinh hoạt mà không xin phép”..hi, tội này nhẹ gần cuối danh sách rồi…
       Rồi Hiếu cũng phân biệt được thời gian ngoài cách tính khi họ đem cơm vào. Cứ khi nào có cảm giác lạnh lem vào cơ thể là xem như đã qua 18h,..nơi đây  khí hậu khá độc ,..ngày nắng như đổ lửa, ngồi mà cứ có cảm giác như thanh sắt nó đỏ lên, mồ hôi chảy rồi lại hết chảy do hết mồ hôi,..nhưng đêm về thì lạnh thấu xương, chỉ một bộ đồ phạm nhân bằng vải mỏng dính thì có cũng như không, nó họa chăng chỉ có tác dụng che chắn cơ thể chứ không giúp gì thân nhiệt…cứ gần 2h sáng là Hiếu phải cố thầm hát , nếu không chắc răng sẽ mẻ do cứ va lập cập với nhau…”ai không biết hát, họ làm cách nào nhỉ?” Hiếu nghĩ và cũng bật cười. Nếu có ai thấy cảnh này, sẽ nghĩ nó điên.
       Rồi cũng đến ngày Hiếu được xả cùm, nó rút kinh nghiệm lần ở Chí Hòa, không vội đi ngay ra, nó đứng dậy, dùng hai tay chống hai bên vách và lần ra từ từ…có lẽ trật tự  và cán bộ quá rành nên không ai hối nó và cũng không vội vàng, họ đi trước nó khá xa, dừng lại chờ nó ở Sam cuối cùng để đưa nó về Sam.., Hiếu nghĩ vậy nhưng không phải vậy, ..có hai phạm nhận khác tiến về phía nó để đỡ nó về Sam. Hiếu ra dấu không cần, nó bình tĩnh cố lần từng bước chân,..đi được hơn 20m Hiếu bắt đầu mệt nhưng có lẽ cũng nhờ quen lại cảm giác dùng chân nên nó vẫn đi.. “829, chú mầy cũng khá đó”..Tiếng Anh cảnh vệ đưa nó về Sam kỉ luật nói từ phía sau…” hầu như ai ra cùm cũng phải được dìu đi, xưa nay chỉ vài người tự đi, trong đó có chú mầy..”
      Hiếu chỉ khẽ dạ,..nó đã quá mệt nhưng có lẽ một phần nhờ câu nói đó của anh cảnh vệ nên nó vẫn đi được đến Sam kỉ luật,..cánh cửa Sam vừa đóng lại, Hiếu ngã gục ngay, may là có một người đứng đó vội ôm lấy nó…Hiếu mơ màng…
    “Tỉnh rồi à?” ..Hiếu mở mắt nhìn, một người đàn ông có dáng vẻ rất bặm trợn, xăm chi chít trên mình, nhìn cơ thể toàn màu xanh…
    -Chú em khá đấy, Anh Hạ không lầm…Anh tên Phước, là chiến hữu của Anh Hạ. Hiếu ngồi dậy:
    -Em nằm bao lâu rồi ?
    -Đúng 1 ngày.
    -Trời? ..mà em thấy ổn rồi.
    -Ổn là phải, lúc em mê man, Anh cho tụi nó đút nước cháo cho em uống đó.
    Nói xong Anh Phước đưa Hiếu điếu thuốc, nhưng ảnh vội lấy lại..
    -Chờ tí, em hút điếu Anh đang hút gần hết nè,..quen rồi mới hút nhiều, nhớ kéo ít thôi kẻo sốc..
    May cho mình..Hiếu nghĩ  sau khi vừa rít một hơi thuốc, nó thấy như có 6 Anh Phước Đang ngồi trước mặt nó vậy.
      Sam kỉ luật rộng do chỉ có hơn hai mươi người, theo Anh Phước : khi ở đây thường tùy vào “án treo” - là cách nói số ngày thử thách sau khi kỉ luật- mình được về Sam lớn để lao động và chuẩn bị..chuyển trại.
    -Là sao? – Hiếu chột dạ.
    -Khi mang kỉ luật, nếu có đợt bổ sung phạm cho các trại khác, mình là danh sách ưu tiên đó em. Mà thường phải đi K7, K4, ..nói chung là các nơi “đi dễ khó về”.
      Anh Phước là người ăn cơm tù nhiều hơn cơm nhà, ảnh kể Hiếu nghe nhiều thứ và cũng dạy nó nhiều,..Hiếu sàng lọc những gì nó cho là hợp để làm vốn sống. Có những thứ, những điều mà sau này ra đời, Hiếu thấy áp dụng khá hữu hiệu.
       Hiếu bị quản thúc phòng kỉ luật mười ngày, đến ngày thứ chín thì Anh Hạ được đưa về Sam vói nó. Do ảnh nằm mừơi tám ngày nên có hai phạm thay phiên nhau cõng ảnh vào phòng. Hiếu nhìn Anh Phước đích thân chăm sóc, cho anh Hạ ăn, uống,..nó nể phục tình bạn của họ…
    Anh Hạ nằm li bì một ngày, khi tỉnh cũng chưa thể đi, có  hai người thay phiên nhau chà xát , massage chân ảnh.
    Anh Hạ gọi:
    -Hiếu à, nay em ra rồi, Anh xin lỗi vì làm em liên lụy, Anh không thể giúp em quãng thời gian còn lại của em trong này, anh chắc chắn bị di lí lại về Chí Hòa để xử thêm tội danh tàng trữ, mua bán matúy,còn  tội quan hệ yêu đương Anh nhận phạt biệt giam rồi, mong họ..không tính.
    Nói xong Ảnh cười làm cả Sam cùng cười.
    -Anh có nói Phước rồi, nó sẽ giúp em nếu em còn ở đây, nếu đợt này em và nó đi chung K thì tốt cho em, anh chỉ lo khác K do Phước chỉ còn 2 tháng, có thể ở đây hoặc đi K4, án em thì K7 là cái chắc..
      Nhìn Hiếu có vẻ buồn, Hạ cũng không biết nói gì thêm- “..mình làm cho một người không phải dân giang hồ liên lụy rồi không gíup được họ, anh em chiến hữu coi mình ra gì đây”. ..mình không thể hứa gì cho nó, mong sao đợt nó đi K7 có ai đó trong anh em cùng đi may ra,..rồi Hạ quay sang Phước:
    -Em nhớ để ý xem, danh sách đi tụi trật tự biết trước một đêm (thường tối 19,20h là biết, 3h sáng đi), em bảo anh em chung tụi nó để biết xem anh em mình có ai đi không mà kịp gửi gấm Hiếu nhé? Anh không yên tâm đâu, em cũng biết K7 mà, anh em mình khi nghe còn ngán nói chi một đứa trẻ đang tuổi ăn, tuổi học như nó…
    -Anh yên tâm, em sẽ làm.
    “829, chuẩn bị ra phòng..” tiếng cán bộ quản giáo vọng vào…Hiếu được Anh Phước chuẩn bị cho một ít quần áo, thuốc lá..”em để dành đi K có mà dùng, ở đây em không cần dùng đến, em còn ngày nào ở đây anh còn đủ sức lo” Anh Phước nói khẽ vào tai Hiếu..
      Họ giữ lời – chính việc này làm Hiếu tôn trọng họ, người trong giang hồ họ uy tín lắm, và nói là làm, ..chỉ trừ một số ít do tác động nào đó về vật chất, gia đình,.nên ít giữ lời thôi.
      Hiếu được Anh Phước “chi” để qua đội văn nghệ trại, thời gian ở chung sam ảnh thấy Hiếu đủ khả năng, .. “Anh chỉ chung cho em 1 tuần, anh nghĩ sau đó không cần chung, họ thấy năng lực em, họ sẽ giữ lại..” Anh Phước nói “ mà nếu có ra khỏi đội, em cũng đừng buồn vì Anh chỉ có khả năng đến đó”
    -Em hiểu và cảm ơn Anh, em không nghĩ em được vào đó đâu(Đội văn nghệ được xem là đội Hoàng gia – sướng nhất trại).., khi hết hạn “chi” có khi cũng là lúc em đi K mà..hi.
    “cũng phải” ..Anh Phước lẩm bầm và tự nhiên cũng buồn theo…

         Hiếu chỉ ở đội văn nghệ đúng năm ngày – chưa hết hạn “chi”- Nó có tên trong danh sách đi K7, Hiếu may mắn biết trước do Anh Hạ bắn tin cho nó để chuẩn bị, ảnh gửi Hiếu 1 tờ giấy ghi vài chữ : “Anh rất xin lỗi em, đợt này nhóm có số không ai đi, chỉ duy nhất thằng  Phúc nhưng nó là cóc ké, Anh có dặn nó lên đó thấy ai là anh em của Anh thì nói ngay em là em của Anh, Anh đã cố hết sức rồi em à. Anh cầu mong em bình an trở về với gia đình, nơi đây không phải dành cho người như em. Anh Hạ.”
       Đúng 3h sáng, Hiếu bị gọi dậy…“829,712, 716,.. 3 phút chuẩn bị tư trang, chuyển trại”
    712 là thằng Phúc, do Hiếu và Phúc biết trước nên đã chuẩn bị, 3 phút đó xem như dành ra để bắt tay các phạm nhân khác,..ai khi bắt tay cũng nói chúc và vỗ vai động viên làm Hiếu nghĩ như mình đang đi bốc thăm với Thần chết vậy.
      Hiếu và các Phạm nhân được đưa ra xe, một chếc xe nhà binh , trên xe cũng có hai cây sắt chạy dọc theo thân xe, ở giữa, cách nhau chừng 30cm..và tất cả sau khi ngồi, gác móng,..thanh sắt được đẩy xuyên qua các lỗ móng rất mạnh, không thương tiếc, nhiều người bị xóc da la oai oái…
       Đuôi xe có hai cảnh vệ cầm CKC , hai cái ghế đơn bằng sắt được ghép và bật ra cho họ ngồi…
    ….thế là chia tay Bố lá, không dám mong ngày trở lại…
    -còn tiếp...


    Thứ Sáu, 11 tháng 10, 2013

    NỐT ĐÔ...ĐÁNG MẶT CHỦ ĐẠO


    Anh hào đáng mặt vai trọng trách

    Vạch Do nhịp mạnh phách thực trầm

    Âm khỏe nhịp vang tâm khẽ động

    Cổng mở Do vang trống sẽ dồn...
    myhoanmy


         TRong âm nhạc, nốt Đô là nốt được xem là chủ đạo, là "nốt điểm 

    xuất phát" của 7 nốt nhạc cơ bản.

       Trước kia, các  bài nhạc chỉ có 6 nốt từ Rê đến Si.Vậy nốt Do có từ 

    đâu và khi nào?

         Vào khoảng thế kỉ 11, một vị Linh mục người Ý, và là một thiên tài 

    âm nhạc lúc bấy giờ đã nghĩ ra cách sắp xếp nốt nhạc, ô nhạc và định 

    cung bậc cho các nốt nhạc.

       Ông dùng một bài Thánh ca là bài "Utqueant laxis" để tạo nốt. Vì vậy, 

    buồi đầu nốt Do chính là nốt "Ut".

         Đến thế kỉ 17, lại một vị Linh mục người Ý khác nhận thấy "Ut" nghe 

    không hay bằng "Do" nên đã đề xuất chỉnh sửa,..ý kiến này ngay lập tức 

    được chấp nhận một phần do chữ Do là chữ đầu trong chữ "Domius" - 

    nghĩa là Chúa...

    gochuongvang

    Thứ Tư, 18 tháng 9, 2013

    Hồi kí một cuộc đời 24, chương VI, phần 2

    Chương V, phần 2..
         Sáng ngày thứ 4 ở Bố lá, cả nhóm “tân binh” được đưa ra chổ mà hôm kia họ mới đến được ngồi…
    Sau một bài thuyết, vị trưởng trại  bỏ đi..viên Đại úy bắt đầu nói:
    -Các anh hôm nay sẽ được bố trí vào các đội trong trại, tất cả công việc và sinh hoạt sẽ tuân theo quy định chung nhưng dưới sự quản lí trực tiếp của Cán bộ phụ trách Đội nơi các anh đến..và kể tử hôm nay, các Anh mỗi người sẽ mang một Danh số, Danh số này theo các anh suốt quá trình cải tạo ở đây..

       …Hiếu biết trước điều này, Anh Ba giá từng kể nó: Khi mang số, họ chỉ gọi mình bằng số và kèm tên đội mình sinh hoạt, ví dụ: Phạm 345 đội 12 – có mặt – đó gần như là “khẩu hiệu” của tù nhân..chỉ bạn tù với nhau mới gọi tên, nhưng khi em nói chuyện cán bộ về tù nhân khác, em nhớ cũng phải gọi người em định nói bằng danh số của họ, không thì xem như vi phạm đó.
    -Vậy khác gì mình là đôi dép?
    -Hi, em nói cũng đúng, mình mất quyền công dân,..tội phạm,.Không những nơi này mà…
    Ba giá ngữa người dựa vào vách, tay mân mê điếu thuốc và triết lí:
    -Họ chỉ quan tâm mình khi ra tù trên giấy thôi em, nào là hổ trợ hòa nhập, chăm sóc và tạo điều kiện,..nhưng nếu họ làm đúng như họ nói thì tỉ lệ tội tái phạm sẽ không cao đâu em.
    -Em thì nghĩ khác, việc có tái phạm hay không theo em có tác động  là chính và việc hổ trợ hay tạo điều kiện chỉ là phụ thôi..
    Ba giá ngồi thẳng lưng, chăm chú nhìn Hiếu:
    -Em nói Anh nghe thử, Anh thấy em có kiến thức, chắc có ý kiến đáng để nghe…
    -Dạ…
    Hiếu đang nằm nhưng cũng ngồi dậy, nó cầm ca nước hớp miếng rồi ra vẻ trịnh trọng…
    -Thứ nhất:  Tầm nhìn của chính bản thân phạm nhân, họ nhận thức rõ việc làm vua một cõi trong này chỉ là phù du, không bền , dù là mồ côi, không gia đình nhưng nếu biết nhìn xa về tương lai, cộng thêm ý chí, họ sẽ không vào đây nữa, sẽ tu thân và nhịn nhục làm ăn lương thiện bên ngoài. Tuy vậy, ý chí và tầm nhìn đó không phải ai cũng có, nó phụ thuộc nhiều thứ như gia đình, sự dạy dỗ của Cha Mẹ khi xưa và của Môi trường hôm nay,.vào bản chất, vào sự quan tâm chính xác, nghiêm túc của bạn tù, vào trình độ nhận thức,hoặc đôi khi họ phải gặp một biến cố gì đó giúp họ “bừng tỉnh”..mà còn kịp.
    -Trời? nói như Em thì đúng là khó rồi, người vậy thì hiếm..
    -Dạ, đúng là hiếm…còn thứ hai là khi ra ngoài họ phải thật sự được quan tâm – em nói là thật sự chứ không phải cho có..vì thường người chung quanh xa lánh, ..họ thì tủi và bạn thì hầu hết trong tù, bạn bên ngoài xưa kia hầu hết sẽ chủ động tránh hoặc do người nhà cấm tiếp xúc người ra tù..việc dẫn dắt nhau tái phạm là rất dễ nếu có một người có bản chất 100% tội phạm kích hay rủ rê họ.Nói chung, phải để họ sinh hoạt trong cộng đồng tốt và không bài trừ họ hay chỉ hòa đồng ngoài mặt..
    -Điều này em nói Anh đồng ý đó. Rất chính xác…

      Hiếu được mang số 829 và đội 12…
     Con số này theo Hiếu cả quá trình đúng như vị Đại úy nói, nhiều lúc Hiếu còn sợ nó quên luôn cả tên mình..
       Hiếu được đưa về phòng(sam) đội 12 sinh hoạt, Sam có hai đội ở chung, 12 và 16…dãy bên trái(tính cả gác) là 12 do quân số đội 12 đông gấp đôi, bên phải là 16..
    Anh Đội trưởng tên Hùng, người gốc Quận 5..Đội phó là Hà ngang tuổi Hiếu, nó vậy mà sau này Hiếu biết nó vào tù ra khám 5 lần rồi.

       Đội 12, ..sáng hôm sau 5h45 cả sam phải dậy khi có tiếng kẻng báo thức – đó là mộ vỏ đạn cối được treo bằng mấy sợi dây xích xe đạp nối lại, tòn ten cuối sân trại, ngay đối diện các phòng kỉ luật- tiếng kẻng này ám ảnh Hiếu suốt quá trình, thậm chí khi về với xã hội, sáng ra kẻng trại Heo gần nhà gõ mà Hiếu còn theo phản xạ bật dậy, vén xếp màn vội vã,..điều này thấy rõ tầm ảnh hưởng tâm lí  trong tiềm thức mạnh cỡ nào, mãi cả năm sau Hiếu mới mất đi cảm giác đó..nhưng có lẽ vẫn còn ần náu đâu đó trong tiềm thức nên mỗi khi tình cờ nghe tiếng gõ kẻng, Hiếu chợt giật mình,…
        Cả đội ngồi dậy khi có tiếng chìa khóa lách cách, tất cả ngồi sát ra hai bệ xi măng thành hai dãy trên và dưới..Vị cán bộ điểm danh đi cùng Anh trật tự trưởng, và mọi người đếm số như ở Chí Hòa..nhưng ở đây, giả sử có một người trốn trại ban đêm hay khi đang lao động, hai người số thứ tự khi đểm danh trước và sau vị trí người trốn xem như lãnh đủ. Cách này của Cán Bộ giúp các phạm nhân phải dè chừng nhau..tăng thêm sự an toàn cho trại và hạn chế trốn trại..không biết đây có phải là một trong những nguyên nhân gây ra một vụ trốn trại lịch sử ở Bố lá không- vụ mà Hiếu may mắn chứng kiến, là hơn 2/3 Sam – tức là khoảng hơn 60 phạm nhân đào tẩu ở Sam 14..vụ này làm rúng động toàn trại và ít lâu sau đó, Vị trưởng trại bị điều đi nơi khác, đích thân Giám đốc Công An Tp.HCM lúc bấy giờ xuống trực tiếp xem hiện trường, Hiếu thấy Ông  một lần lúc đó..dáng nhỏ con nhưng nhanh nhẹn..(nghe bạn tù nói là Đại tá Khương).

      Lại một tiếng kẻng báo tập hợp… cả Sam xếp thành hai hàng từ bên trong và đi ra, Đội trưởng dẩn đầu một hàng, đội phó một hàng.
    Sau khi các đội ổn định hàng ngũ, Cán bộ quản giáo (quản lí đội) gọi đội trưởng đội mình quản lí lên, triển khai công việc trong ngày…
    Các đội lần lượt đi làm, ..Đội 12 của Hiếu là đội “Dệt thảm”.
    Hiếu được cho học việc ba ngày, Anh đội trưởng có nhiệm vụ hướng dẫn nó cách làm…

       Thảm được dệt từ các sợi cói, có hai loại thảm: thảm cứng và thảm mềm(thảm mềm sẽ nói sau). Đội Hiếu dệt thảm cứng. Cói được ngâm hóa chất đồng thời nhuộm màu (chủ yếu các màu chính trong Lục sắc).
        Khung dệt là một khung gỗ kích thước khoảng 0,6mx0,4m , một mặt được đóng cách đều các cây đinh 5phân, có hai loại khung, một loại các cây đinh cách nhau 1cm một loại các cây đinh cách nhau 1,5cm để diệt các loại thảm thưa và khích tùy đơn hàng bên ngoài.
        Thường mỗi người có hai cây kim để luồn cói và đan thắt gút trên một khung dây bố đã được bắt ngang dọc theo các cây đinh, các hoa văn là mẫu đơn hàng, được dệt theo màu cói,..nói chung, đây là một công việc không vất vả nhưng đòi hỏi sự tập trung, ngồi một chổ suốt 9 tiếng.. vì dệt sai màu một nút thôi là sai hình mẫu hoa văn ngay..
    Hiếu khá lọng cọng..” “ Em đừng ngồi vậy sẽ không ngồi lâu được” Anh Hạ  ngồi kế bên Hiếu nói nhỏ,..Ảnh chỉ Hiếu cách ngồi “ Em đừng làm nhiều, cứ quan sát tụi Anh làm buổi sáng đi, từ từ làm vì em chưa được ra định mức đâu mà lo..
       Mỗi Phạm nhân được quy định dệt 4 đến 5 tấm trong một ngày(tùy mức độ khó của thảm).. Nếu ai lười hay chậm thì khó đạt chuẩn đó, khi ai mà trong tuần thiếu thảm, nếu có tiền, họ mua lại của phạm nhân khác để tránh bị Cán bộ đánh roi, cứ thiếu 1 thảm là 5 roi..một tuần thiếu 3 thẳm thôi là 15 roi mây, bỏ ăn luôn..
    Có vài phạm nhân dệt rất giỏi, một ngày có thể dệt 7 đến 9 tấm, họ bán lại cho các phạm nhân thiếu thảm xem như có tiền ăn…

       Trưa cả đội nghỉ tại chổ, Đội hậu cần đem cơm đến, ăn xong được nghỉ, ngủ 45 phút. Một số phạm nhân không dám nghỉ, ăn xong vội vàng dệt tiếp vì sợ sản lượng thiếu, mà họ thì không có tiền mua thảm dư của người khác..
    Anh Hạ là một người khá điển trai, cao ráo,..Ảnh rất vui tính, nghe nói là phạm tội mua bán heroin nhưng không nhận, chỉ nhận là sử dụng, bị xử 5 năm..
    Trưa Anh Hạ hay hát lắm, mà công nhận Ảnh hát rất hay, Hiếu thích nhất nghe ảnh hát bài “Cỏ úa”..Cứ trưa ảnh hát mà không hát bài đó, định nghỉ là Hiếu nhằn ngay:
    -Cỏ úa đi Anh hạ ơi..
    -Mầy tối ngày “cỏ úa” đời Anh mầy úa rồi, cỏ úa theo sao chú em?
    -Hi..không, đời cỏ úa, đời Anh chỉ thoáng úa thôi, mùa mưa đến rồi…
    -Ha ha,..cái thằnh lém lĩnh quá,..anh thích mầy đó..
    Và anh Hạ mếm Hiếu thật, ảnh luôn chia sẻ Hiếu mọi thứ, ảnh là dạng cũng có số, trong trại dạng Ảnh gọi là “Giang hồ quí tộc” – nghĩa là giang hồ có thăm nuôi, có trình độ…

       Thời gian cứ trôi qua,..thấm thoát Tết lại gần đến (1992).
      Hiếu hôm nay bị sốt nhưng nó vẫn cố đi làm, Hiếu ngán nhất bệnh mà nằm lại trại, buồn lắm, bị săm soi như mình giả bệnh, bắt lên bệnh xá ngồi hay nằm một chổ, rồi ăn cháo mới ác – có lẽ là một cách của cán bộ dành cho kẻ lười lao động giả bệnh. Hiếu bệnh thật nhưng nó vẫn đi..
    Anh Hạ đưa Hiếu viên thuốc:
    -Em uống dằn đi, tí vào làm mà bệnh thì khổ cho em vì đã vào làm là tính sản lượng. Em thiếu thảm không kịp gỡ đâu vì hôm nay là ngày kiểm thảm và phạt người thiếu thảm…
       Quả thật,..Hiếu chỉ dệt được 3 tấm khi đã 4h chiều, nó mệt mỏi lắm, ngồi gác chân khung dệt mà mắt nó mờ dần, kim dệt đâm vào tay nhiều lần rướm máu..
    Anh Hạ từ khi lên làm Đội phó ít gần nó vì phài ngồi gần cửa với cán bộ để theo dõi và hướng dẫn hay cung cấp cói cho ai cần,..thỉnh thoảng Ảnh ghé qua Hiếu..
    -Em đừng ráng nữa,..để Anh nói cán bộ cho, có gì tuần sau trả nợ thảm, Anh sẽ mua cho em 2 tấm, em nợ lại một tấm thôi sẽ không bị đánh đâu vì em cũng mới biết làm..Vợ Anh tuần này không lên thăm nuôi do con anh bệnh, không thì anh cho em 3 tấm luôn, do anh phải để tiền chung chi, anh có vị trí  này đâu phải có không đâu em…
    -Em hiểu và em nghĩ khỏi anh à, lỡ tuần sau Chị chưa kịp lên Anh lấy gì chung?
    Anh Hạ chợt khựng lại,..Hiếu thấy ảnh thoáng buồn…
    -Việc Em nói chưa chắc không xãy ra,Anh đã có nghĩ đến,.. Anh có thể xoay mượn, Anh không ngại, chỉ lo Con anh không biết bệnh thế nào…Chị chỉ nói Anh con bệnh tuần trước nhưng Anh nghĩ nặng vì kéo dài, hôm qua Chị nhắn cảnh vệ nói Anh rồi..
    Nói về tin nhắn, cứ một “tin nhắn” là tốn từ một gói thuốc trở lên tùy tính chất tin nhắn, có tin tốn cả cây thuốc lá chứ không rẻ…do vành đai trại rất rộng, không thể tiếp cận, các than nhân hay nhờ mấy cảnh vệ trực gác vành đai nhắn, khi đổi ca, họ sẽ ngang qua và nhắn hoặc nhắn lại cho người khác nhắn cho đối tượng, tin nhắn không đến tay người nghe là thường, xem như mất trắng..hên xui thôi, .

       Anh Hạ ra cửa, nói nhỏ cán bộ gì đó…
       Chiều đó Hiếu được ghi nợ 1 tấm thảm..Nó ngồi trong hàng nhìn cán bộ quất roi mây vào mông người nợ thảm mà nó nổi da gà,…cây mây dẻo, mỏng nhưng sức đàm hồi của nó chính là ưu điểm…nếu bình thường, một roi cũng đủ đau tận xương, có người lãnh trọn 15 roi vì nợ 3 thảm…đánh xong  phải có hai phạm nhân dìu vào hàng, đêm đó xem như ăn cháo..

    Hiếu mang ơn Anh Hạ, nhưng chính vì ân tình hôm nay mà chỉ vài hôm sau Hiếu phải nếm mùi Biệt giam Bố lá…
    Hết phần 2

    Thứ Bảy, 7 tháng 9, 2013

    Ngẫu hứng Phố núi

    Phố núi 

    Xế bóng Komtum  se se lạnh
    Thoáng cảnh con đường uốn tựa sông
    Cổng mới cây xanh hòa gió lộng
    Sức sống ẩn mình  khéo lướt nhanh…

    Hanh hanh chút gió mong manh áo
    Dạo bước công viên tạo nét hồng
    Bỗng đâu câu hát mông lung quá
    Tơi tả tim ta thổn thức gào…

    Trang phục đậm đà ôi...khó tả
    Rỉ rả mưa rơi chẳng nhạt nhòa
    Bên bếp già làng tay đan lá
    Ghế sau nữ dệt nét đậm đà

    Đất rộng người thưa sao ấm lạ
    Phum sóc nhịp nhàng thấu tim ta
    Vũ điệu lắc lư bên ghềnh đá
    Lạ chổ quen hơi kẻ xa nhà...

    Khe sâu nắng chiếu như tiên cảnh
    Óng ánh nhũ thạch tựa thiên thanh
    Gió thoảng rừng xa chim muôn lánh
    Khẽ lướt dừng chân tận cuối cành.

    Óng ả tóc ai trôi theo suối
    Nõn nà da thịt buổi chiều buôn
    Thiên nhiên hòa nhịp mong qua buổi
    Nén lại mong qua chút tưởng cuồng...

    Gác cao dựa ngắm mây chen núi
    Chợt tủi thầm ghen với cảnh đời
    Cố đợi cafe rơi từng giọt
    Chỉ mong giọt đắng xóa bùi ngùi.

    Thấp thoáng áo rông leo đầu dốc
    Lưng gùi tóc xõa gót chân trần
    Miệng nhoẻn khiến ta quên đơn độc
    Tinh khiết căng đầy tựa ngọc trân
    myhoanmy