Thứ Sáu, 10 tháng 1, 2014

Một cách giải trí và rèn kĩ năng viết (thơ).


Một cách giải trí và rèn kĩ năng viết.

   Một bài thơ hay luôn có hai yếu tố: Cảm xúc và gieo vần(luật), khi viết theo cảm xúc và chỉnh sửa đọc cho suông là hoàn chỉnh, .Vậy “đọc cho suông” chính là một yếu tố trong việc gieo vần.
    Thi nhân luôn có sở trường về thể thơ nào đó, bản thân mỗi người cũng có, đôi khi do thói quen hay sự e ngại nên không khai thác được khả năng của mình thôi.
Ví dụ,trước kia tôi chỉ thích song thất lục bát và thất ngôn,..tôi khi viết chỉ chăm chăm tìm chữ để bổ sung hay lượt bớt để thành thể thơ mình cho là “sở trường”, nhưng sau này tôi mới phát hiện ra – đó không phải là sở trường, đó chỉ là thói quen, là điều mình thấy mình có khả năng làm được.
   Rồi trong một lần xem qua các thể thơ, cách gieo vần,..tôi phát hiện ra một điều mà …ai cũng đã biết, chỉ mình tôi không biết: Nếu mình chuyên sâu thất ngôn, mình sẽ có thể làm được ngũ ngôn, tứ ngôn một cách dễ dàng hơn – vậy, chỉ cần nắm rõ luật gieo vần thất ngôn, mình có thể làm luôn ngũ ngôn và tứ ngôn.
   Thể thơ đôi lúc cũng áp dụng tùy vào sự việc hay ý nghĩa, cảnh tình mình muốn viết. Ví dụ, khi viết như tâm sự, tôi dùng bát ngôn; viết như hoài niệm, tôi dùng ngũ ngôn (nếu thơ châm biếm hay thơ vui, tôi cũng dùng ngũ ngôn); tả cảnh, người, kể chuyện,..tôi dùng lục bát, thơ vè hay đối chữ, tranh biện, tôi dùng tứ ngôn,..Đây chỉ là cách cá nhân, không phải cứ bắt buộc phải vậy.

   Vậy, nếu bạn làm được (và thích) thể thơ thất ngôn, sao bạn không làm luôn ngũ ngôn và tứ ngôn? Trong khi đó là điều bạn dư khả năng, do bạn không để ý thôi. Tôi thử ví dụ nhé…
    Để thử đề tài này, tôi lấy một trong các tác phẩm bất hủ của William Shakespeare ra làm ví dụ, bài Sonnet 046 (bản dịch):



Sonnet 046 (bản dịch)

Em ơi mắt với tim anh
Đấu tranh dữ dội để dành giữ em
Mắt tuyên bố nắm độc quyền
Tim không chịu, đòi vẹn nguyên phần mình
Một bên nói thật phân minh
Em trong ngăn khóa của mình từ lâu
Bên kia kiên quyết lắc đầu
Nói chỉ mắt mới biết đâu là tình
Thẩm phán biết việc của mình
Chuyện không giải quyết sẽ sinh bất hòa
Phán quyết đã được đưa ra
Để hai bên hết kêu ca tranh dành
Sắc đẹp em của mắt anh
Còn tim em để tim anh giữ gìn

Đây là bài dịch theo thể thơ lục bát.
Tôi sẽ dùng cách gieo vần tréo(hoặc ôm) cho tất cả các thể loại để biến tấu bài Sonnet 046 này
…tiêu chí của tôi là đảm bảo ý thơ không thay đổi.
Trước tiên nói sơ qua về cách gieo vần..

1/Thất ngôn
2,4,6
B,T,B
T,B,T
2/Ngũ ngôn:
2,4
B,T
T,B
3/Tứ ngôn:
2,4
B,T
T,B

Ở đây 2 và 4 là hai cặp trùng của cả 3 thể thơ.
Trước tiên, thử chuyển Sonnet 046 thành thất ngôn:
(Do bài thơ chỉ có 14 câu, tôi sẽ thêm cho đủ 4 khổ 16 câu)

1/Thất ngôn:

Em ơi đôi mắt với tim anh
Dành em dữ dội tựa giao tranh
Mắt anh tuyên bố riêng cai quản
Nhưng tim nhất quyết nguyên phần mình

Một bên giải thích thật phân minh
Em trong ngăn khóa lúc khai sinh
Bên kia kiên quyết không nhân nhượng
Lẽ thường chỉ mắt biết sầu thương

Thẩm phán cầm cân nên hiểu rõ
Bất hòa nếu việc bỏ không lo
Phán quyết đưa ra cho nhẹ gánh
Đôi bên khỏi thán hết tranh dành

Sắc đẹp bên ngoài của mắt anh
Tim tim kề cận khỏi ai dành
Thế là tim mắt không còn giận
Phần ai nấy giữ thứ mình cần

 ...Vậy là xong thất ngôn, khi có thất ngôn sẽ dể dàng hơn cho việc chuyển thành ngũ ngôn do gieo vần 2,4 trong hai thể là như nhau, quan trọng là phải giữ được ý thơ (điều này chứng tỏ,..đọc và hiểu ý thơ, ý tác giả muốn nói rất quan trọng)

2/Ngũ ngôn:
Khi chuyển ngũ ngôn có khi phải tăng thêm dòng mới nói đủ ý thơ…

Đôi mắt với tim anh
Luôn dành em dữ dội
Căng thẳng  tựa giao tranh
Dập dồn như bão tố

Cả hai dành độc chiếm
Tim nhất quyết riêng mình
Là khóa mở tim em
Ban sơ trời đã điểm

Mắt anh thì quả quyết
Cự tuyệt ý con tim
…Tim luôn giỏi trốn tìm
Chỉ mắt biết sầu thương

Thẩm phán tỏ thiện lương
Tìm phương xoa dịu bão
Tránh kẻ thán người than
Kẻo giông bão khó lường


Sắc đẹp giao cho mắt
Tim giữ khóa riêng mình
Bổn tòa nay sắp đặt
Phán quyết thật công minh

Chà!! Xong ngũ ngôn rồi…giờ thử tứ ngôn xem sao:


3/Tứ ngôn:

Mắt với tim anh
Dành em dữ dội
Ngỡ cảnh giao tranh
Dập dồn bão tố

Cùng dành độc chiếm
Tim quyết riêng mình
Chìa khóa tim em
Ý trời đã điểm

Mắt anh quả quyết
Bác  ý con tim
…Tim chỉ trốn tìm
Chẳng biết sầu thương

Thẩm phán thiện lương
Tìm phương xóa bão
Tránh cảnh lầm than
Giông bão khó lường


Sắc đẹp cho mắt
Tim giữ khóa riêng
Bổn tòa  sắp đặt
Nghe thật công minh

Vậy là xong rồi…
   Trong này, việc chuyển từ lục bát sang Thất ngôn khó nhất, ngũ qua tứ dễ nhất,.Các bạn cứ thử đi, tìm lại một bài thất ngôn các bạn từng viết rồi xào, chẻ, cắt, dán,…đệm để có thêm 2 bài mới nhé. Khi thuần phục, bạn tiếp tục lấy mấy bài lục bát ra “xử” luôn.
Rồi một lúc nào đó, thử chuyển thể tứ ngôn thành ngũ, thất, lục xem sao…
Cuối cùng, thử chuyển thơ một bài hát, rồi một đoạn văn,..Một lúc nào đó bạn sẽ là cao thủ thi ca.
Mình cũng có thử nhưng do mình kém nên ..bó tay.
Do các bạn giỏi hơn mình, các bạn sẽ thành công đó.
Gọi là viết cho có, không tranh biện.
myhoanmy