Thứ Ba, 15 tháng 4, 2014

Ranh giới giữa Tử tù và Thần chết.--

 Ranh giới giữa Tử tù và Thần chết.---

   
 ---
  Cách nay cũng khá lâu, lúc đó mình đang làm việc tại một Công trình ở Mông Triệu(Quận Bình Thạnh, Tp.HCM), Mình có quen một người ,..sau này là bạn thân với nhau mình mới biết trước kia Anh ấy từng ở tù…
   Rồi mỗi ngày một hé thêm về Anh ấy qua các câu chuyện qua lại của chúng tôi trong những lúc nghỉ trưa, bên li café hay trong vài lần hiếm hoi bên quán cóc ven đường với dăm trứng vịt lộn và chai rượu đế…
  Anh ấy từ là Trật tự (một cách gọi những phạm nhân đã thành án và được giữ nhiệm vụ phục vụ hoặc cùng các Cán bộ Công an quản lí công việc, phạm nhân khác trong trại)..
  Một điều đặc biệt, anh ấy từng là Trật tự coi sóc các phạm nhân mang án chung thân, tử hình tại trại giam Chí hòa.
---
   Một sáng Chủ nhật nọ,..khi đang ngồi café với nhau ở quán café Hoa sứ  gần nhà, mình hỏi Anh ấy một câu thế này:
 -Mình đã nghe bạn kể nhiều về sinh hoạt, cách thức và giao tiếp giữa Bạn với tử tù, quy trình khi họ thi hành án,..
 Mình muốn hỏi bạn thêm một vấn đề: 
 Trạng thái tâm lí, suy nghĩ và thái độ của Tử tù thế nào? Họ hung hãn, nguy hiểm hay đã mất tinh thần và tâm trạng có như đã chết không?
  Anh ấy không vội trả lời, suy nghĩ khá lâu,.rồi cũng nói nhưng dặn mình không được ngắt lời, có gì cứ hỏi sau:
-Nhìn chung, Tử tù có hai xu hướng về trạng thái, một là họ “nhu mì” nhưng trong cái nhu mì đó tiềm ẩn một sự bùng nổ, nếu không kịp nắm bắt hay có sự chuẩn bị, phòng ngừa trước,..bạn sẽ nhận một hậu quả khó lường khi họ hành động.
   Xu hướng thứ hai là sự hung hãn pha với lạnh lùng,..họ luôn muốn chứng tỏ họ là người có “quyền lực” cao nhất, luôn có những yêu cầu hay đòi hỏi kiểu “ra lệnh”,..nhưng họ hiếm khi vượt quá và luôn hạn chế vi phạm nội quy do họ biết nếu làm vậy sẽ bị hạn chế nhiều sự “tự do” và quyền lợi của họ trong phòng giam.
Dù sao, xu hướng thứ hai vẫn là tự nhiên và dễ cho mình làm việc hơn,..
  Trạng thái của Tử tù lại chia làm hai giai đoạn, giai đoạn sau khi xử Sơ thẩm, phúc thẩm và giai đoạn sau khi Chủ tịch Nước bác “Đơn xin tha tội chết”.
    Giai đoạn đầu thường kéo dài vài tháng, hầu hết Tử tù vẫn nghĩ mình còn cơ hội sống, tuy nhiên họ luôn nung nấu việc “trốn trại” bằng mọi cách nên giai đoạn này cần thật cẩn thận khi tiếp xúc với họ.
   Họ luôn muốn lấy lòng bạn (trật tự) để họ có được sự “chăm sóc” tốt nhất từ Trật tự, từ những món quà, thức ăn hay bất cứ gì không phải vật cấm của các bạn tù khác gửi cho (vì cách duy nhất họ có được là nhờ trật tự lấy dùm)
   Việc bị kích động hay tác động bên ngoài với họ là đều cần xem trọng, họ rất dễ chuyển trạng thái trong tích tắc,..đang cười vui đó nhưng chỉ cần nghe hay thấy điều gì họ không thích, lập tức chọ  bộc phát nguy hiểm ngay.
Nói chung, giai đoạn này là nhạy cảm và luôn tiềm ẩn nguy hiểm nhất vì sự đột biết thay đổi trạng thái của Tử tù.
   Giai đoạn sau khi bị bác đơn xin tha tội chết là giai đoạn tương đối ngắn (thường khi đã bị bác đơn, ngày thi hành án không xa, được tính bằng đơn vị ngày)..
Đây là giai đoạn ngắn ngủi nhưng lại là giai đoạn “độc đáo” nhất..
   Giai đoạn này Tử tù bị cùm 24/24h. Đây là giai đoạn "tĩnh lặng" của họ,..có lẽ đây là lúc họ nhìn lại bản thân, hối tiếc, nghĩ đến người thân,..nhiều nên sự tĩnh lặng là hiển nhiên.
   Hầu hết đã xác định sẽ chết nên họ rất bình tĩnh(hoặc cố ra vẻ bình tĩnh), họ hát hò, cười đùa với mình,..thậm chí sáng và chiều họ còn ..tập thể dục.
Thậm chí, có một tử tù khi trên đường ra pháp trường, anh ta còn quay lại nói với các bạn tù khác thế này: "Các bạn ở lại mạnh giỏi, mình đi trước nhe,.." - Nghe mà sởn gai óc, chẳng ai dám đi..sau anh ta đâu..
   Nhưng đừng nghĩ đây là lúc trạng thái họ đang cân bằng là sai lầm. Họ vẫn nung nấu ý định thoát ra khi có cơ hội, vẫn hi vọng có một phép mầu nào đó….., giai đoạn này phải thật hạn chế cho họ vào khuôn khổ, cần du di một chút khi họ có yêu cầu hay cần gì mà không ảnh hưởng hay vi phạm nặng nội quy trại. tất cả trạng thái “cân bằng ảo” đó chỉ mất hẳn khi họ được gọi tên và đọc quyết định Thi hành án..
  Tất cả trạng thái của Tử tù ta chỉ có thể biết là ảo, là họ cố gắng làm vậy để trấn an mình hay họ thật sự bình tĩnh đón nhận hậu quả họ gây ra khi họ được đọc tên Thi hành án.
Sau khi họ được đọc tên Thi hành án, bạn sẽ biết ai là “cố ra vẻ bình tĩnh” và ai là người thật sự lạnh lùng như khi họ phạm tội và ai có suy nghĩ chấp nhận hậu quả…
  Kẻ cố ra vẻ khi nhận quyết định, trên đường ra trường bắn luôn sụp ngay tinh thần, sắc mặt như đã chết, không nói ra hơi, phải được Cảnh vệ dìu xuống xe.
Kẻ bình tĩnh thật sự thì vẫn tự đi, gương mặt lạnh lùng , sợ hãi nhưng vẫn giữ được sự bình thản đến vô hồn…
Có một điều,..mình đã nhìn nhiều tử tù và luôn có một điểm giống nhau, đó là màu tròng trắng trong đôi mắt của họ,.mình vẫn không hiểu lắm nhưng luôn là vậy...
   Khi phạm nhân được đưa vào mang tội giết nhiều người hay giết người dã man, tròng mắt của họ luôn là màu trắng dã, trắng một cách hoang dại,..nhìn kĩ còn phớt thêm chút màu vàng như người bệnh.
   Nhưng cũng chính những đôi mắt đó, ngày ra pháp trường lại khác,..tròng mắt vẫn giữ màu trắng đục nhưng lại pha vân tím, màu tím,..tròng đen có vẻ như nhỏ lại,..sắc tím trên nền trắng đục chính là điểm chính của đôi mắt Tử tù khi ra pháp trường.
   Nghe xong mình im lặng và không hỏi gì thêm về việc đó, nhưng chợt nghĩ ra và hỏi Anh ấy một câu khác:
-Bạn có thể cho mình biết, khi họ được đưa đi Thi hành án, trạng thái hay suy nghĩ của bạn lúc đó thế nào?
-À,..vô hồn,.chỉ gói gọn hai chữ vô hồn.
   Có lẽ do mình biết chắc hơn 3 tiếng sau họ chỉ còn là cái xác,..điều hiển nhiên này có thể nói là do không còn “yếu tố bất ngờ” nên mình không còn nghĩ gì về họ và tiếp tục công việc như mọi ngày.
-Bạn nói cũng phải, đã biết trước chắc chắn rồi, không có cảm xúc lạ cũng đúng..
-Ừ,..và mình cũng hiểu và sống trong trạng thái, cảm giác khi tiếp xúc người chết do từng có hai lần trên tay mình là người đang sống và chết cũng trên tay mình..
“Bạn nói rõ hơn xem” Tôi tò mò..
-Một lần là một bạn tù, mình cõng anh ấy xuống phòng cấp cứu,..anh ấy chết trên lưng mình. Một lần là tai nạn Giao thông, mình chứng kiến và sơ cứu cho họ,..khi ẳm họ để đưa vào Taxi, mình phải ngồi ẳm luôn họ trong xe..và họ chết trên đường đến bệnh viện..Đó là bạn học của Em gái mình, hôm đó rung rủi thế nào tình cờ mình vừa đi ngang qua cũng là lúc em đó vừa bị tai nạn giao thông.
   Ở đây không nói đến yếu tố người lạ hay người thân, chỉ nói về sự chết,..Mình có trạng thái và cảm xúc ở cả hai trường hợp hầu như là giống nhau.
  Cả hai trường hợp sau khi họ chết, mình tự nhiên cảm thấy rất nặng nề, khó thở (một phần do xác chết trì xuống),..mình không có cảm giác tiếc nuối nhưng lại thấy xót xa..thời điểm họ chết mình biết rõ vì sức nặng của cơ thể họ có vẻ tăng lên do nó mềm và oằn xuống,..cảm giác nóng ấm giảm dần..
  Cả hai trường hợp, khi đặt được xác chết của họ xuống, mình đều không dám nhìn lại họ,..mình quay chổ khác ngay..nhưng lạ là mình không vội tranh thủ rửa ráy, thay đồ,..cứ như mình không còn muốn làm gì nữa,..
Anh ấy kể xong, quay sang hỏi mình thế này:
-Nãy giờ bạn hỏi, giờ mình chỉ hỏi lại một câu thôi: 
 Mình biết được trạng thái và cảm xúc khi trực tiếp chứng kiến, giữ trên tay phút giây sống-chết của con người,..vậy mình may mắn hay xui xẻo?
Mình im lặng, không dám trả lời câu hỏi này.,..
myhoanmy