Thứ Sáu, 5 tháng 7, 2013

"Chim ở nhà, chim không hót ơ...


Thái Thanh: Thời Lặng Câm

     
"Chim ở nhà, chim không hót ơ...
chim nhất định lặng thinh.
Dẫu cho chim thèm khóc
Dẫu cho chim thèm cười Quan họ rằng, tôi hiểu rằng
Chim gìn giữ tiếng, tiếng chim Thanh.."

(Lên rừng ba mươi sáu thứ chim - tổ khúc Bầy chim bỏ xứ và hồi xứ - Phạm Duy)




    Những giọng hát bất hủ theo thời gian không ít, nhưng giọng hát bất hủ có tuổi thọ “kinh hoàng”, có sự kéo dài qua bao thăng trầm trong thời chiến, len lỏi khắp chống Sài thành thì quả là hiếm...
Năm tôi 7,8 tuổi,.. thường khi trời gần sáng, Ba tôi thường mở nhạc cho Tôi nghe. Có hôm Ông hỏi: Con thích nghe gì? Nhưng có hôm Ông không hỏi, lúc đó tôi biết Ông muốn nghe nhạc Ông thích,..và hầu hết khi Ông không hỏi tôi thích nghe gì, Ông luôn mở Thái Thanh.
Ba thích nghe từ lúc Bác Thanh hát trên Đài phát thanh lúc chưa Giải Phóng, Ba thấy Nhạc do Bác Thanh hát luôn thích hợp nghe về đêm hoặc sang sớm,..trời ơi?!, nghe nhạc mà phải…coi giờ.
Tên thật: Phạm Thị Băng Thanh 
Năm sinh:1934  - Giáp Tuất, mạng Hỏa..
Nơi sinh: Hà Nội.
  Thái Thanh đã là giọng hát bất hủ, xứng đáng với Danh hiệu "Tiếng hát vượt thời gian
Bà là một nữ ca sĩ rất nổi tiếng cả về giọng hát và cách sống, cách đối nhân xử thế.  
   Gia đình Bà xưa kia tự thành lập một Ban nhạc riêng có tên “Thăng Long”, Bà theo hát với gia đình từ lúc còn trẻ thơ,hát tại các tụ điểm văn nghệ ở Hà Nội,..Đến năm 16 tuổi Bà đã được biết đến rất nhiều và Thành Danh!! – thật đáng khâm phục.
 Cha của bà là ông Phạm Đình Phụng, có 2 vợ, vợ trước sinh ra Phạm Đình Sỹ và Phạm Đình Viêm, vợ sau sinh ra Phạm Thị Quang Thái( Ca sĩ Thái Hằng), Phạm Đình Chương( Ca Nhạc sĩ nổi tiếng Hoài Bắc) và con út là Phạm Thị Băng Thanh.Cũng phải nhắc thrêm về Người anh cùng cha khác mẹ Phạm Đình Viêm được biết đến nhiều với nghệ danh Hoài Trung. Thái Thanh, Thái Hằng, Hoài Bắc, Hoài Trung đều hát trong ban hợp ca Thăng Long nổi tiếng thời bấy giờ.[8]
  Năm 1951, Băng Thanh đi hát theo chị Quang Thái trong vùng kháng chiến với nghệ danh Thái Thanh. Cũng trong năm này Thái Hằng cưới nhạc sĩ Phạm Duy. Khi gia đình Phạm Duy về Hà Nội rồi chuyển vào Sài Gòn sống, Thái Thanh cũng đi theo.
Năm 1956, Thái Thanh kết hôn với tài tử Lê Quỳnh tại Sài Gòn, Bà sống ở khu vực gần chợ Thái Bình
Năm 1965 bà ly dị Lê Quỳnh sau khi đã có chung với nhau 3 con gái và 2 con trai. Con cả là Lê Thị Ý Lan sinh năm 1957, Lê Xuân Việt sinh năm 1958, Lê Thị Quỳnh Dao sinh năm 1960, Lê Thị Thanh Loan sinh năm 1962 và Lê Đại sinh năm 1964. Trong số đó, Lê Thị Ý Lan sau này trở thành ca sĩ nổi tiếng Ý Lan, còn Lê Thị Quỳnh Dao cũng đi hát với nghệ danh Quỳnh Hương.
 Các cháu ngoại của bà cũng có nhiều người đi theo con đường ca hát như Mai Linh, Ý Thi, Thanh Hương, Quỳnh Trang.
    Bà chú trọng hát các nhạc phẩm của Phạm Duy,dòng nhạc tiền chiến, Nhạc tình Việt Nam.
 Có một điều lí thú, Bà không theo học một lớp nhạc chuyên nghiệp nào, chỉ tự luyện giọng từ nhỏ theo các lối dân ca của đồng bằng Bắc Bộ (nếu tính các Ca Nghệ sĩ thành danh, chắc chỉ có Phi Nhung, Hoài Linh,..là có cách vào dòng Nhạc như Bà). Nhưng Bà vượt xa hẳn lớp trẻ sau này chính là do Bà đã tạo ra một trường phái riêng cho mình, hòa trộn giữa tính chất opera Tây Phương với dân nhạc Việt Nam. ,ảnh hưởng tới nhiều nữ ca sĩ giọng cao của thế hệ sau như Mai HươngQuỳnh Giao,Ánh Tuyết.
   Sau  30 tháng 4 năm 1975 Bà ở lại Việt Nam cho đến năm 1985 thì chuyển sang định cư ở Hoa Kỳ. Tại đây bà tiếp tục trình diễn và thâu âm cho đến khi nói lời giải nghệ vào năm 2002  - thật đáng nể trọng: hơn 50 năm ca hát và càng nể trọng hơn khi Bà giải nghệ lúc 68 tuổi – quả là độc nhất.
 Tuy đã giải nghệ 2002 nhưng khoảng thời gian sau đó, thỉnh thoảng bà vẫn tham gia giọng hát của mình vào các đêm diễn với vai trò đặc biệt.
Năm 2005, một đêm nhạc thính phòng nhằm mang tên "Vinh danh Thái Thanh, tiếng hát vượt thời gian" được tổ chức tại MontrealCanada, với sự tham gia của Thái Thanh cùng nhiều ca sĩ nổi tiếng của thế hệ sau như Tuấn Ngọc, Ý Lan, Trần Thu Hà,... Trong đêm nhạc này màn trình diễn của bà được đánh giá là xuất sắc, dù trước đó đã có nhiều nghi ngờ về tuổi tác, cũng như sức khỏe của bà.[3][11]. Năm 2006, bà trở lại là nhân vật chính trong đêm nhạc "Thái Thanh và ba thế hệ"
Chính Nhạc sĩ Phạm Duy, người song hành với Thái Thanh trong phần lớn các ca khúc của mình, từng cho rằng không ai có thể thay thế được Thái Thanh trong sự diễn tả những sáng tác của ông.
Nhà văn Nguyễn Đình Toàn là tác giả của nhiều bài viết về Thái Thanh, phần lớn là những bài phát biểu cảm tưởng. Theo ông, trường hợp của Thái Thanh là một "trường hợp hãn hữu", và "Máu lửa, chiến tranh, bom đạn, chia cắt, người sống, người chết, nước mắt, mồ hôi, thấm nhập vào âm nhạc của chúng ta như thế nào, đều được phản ánh qua tiếng hát Thái Thanh."
Bên cạnh đó, nhiều nhà phê bình, văn nghệ sĩ cũng có những bài nhận định về Thái Thanh, những bài này thường mang tính ca ngợi, nhưThái Thanh - tiếng hát trên trời của Thụy KhuêThái Thanh - tiếng mẹ sinh từ lúc nằm nôi của Đỗ Việt Anh, Nụ tầm thanh của Hoàng Hải Thủy...Giọng hát Thái Thanh được nhà văn Mai Thảo tặng cho một biệt danh mà sau này thường được người ta nhắc đến, một cách trân trọng, bên nghệ danh của bà: Tiếng hát vượt thời gian.
 Bài hát Tôi rất thích nghe Bà hát, và cả Ba, Mẹ tôi cũng rất mê, đó là “Đường xưa lối cũ”…


myhoanmy.




Đường xưa chưa chắc lối đã cũ,...


Mỗi người trong Chúng ta điều có lí tưởng cho riêng mình,thời gian qua đi thì kết quả càng đến gần.Cho dù kết quả thế nào thì cũng là điều Chúng Ta mong đợi sẽ đến,dù muốn hay không ,Chúng ta vẫn phải tiếp nhận và trân trọng vì đó chính là sự cố gắng trong mỗi Chúng ta..

myhoanmy

]